Ứng dụng của phương Tây Wabi-sabi

Nhà thiết kế Leonard Koren (sinh năm 1948) năm 1994 xuất bản cuốn Wabi-Sabi for Artists, Designers, Poets & Philosophers (Wabi-Sabi cho nghệ nhân, nhà thiết kế, nhà thơ và triết gia)[2] như một khái lược tổng quát về wabi-sabi, phản chiếu nó với lý tưởng của phương Tây về cái đẹp. Theo Penelope Green, cuốn sách của Koren sau đó "trở thành một chủ đề được bàn luận (talking point) về một ý định văn hoá lãng phí về sám hối, và là một hòn đá nền tảng cho các nhà thiết kế ở tất cả các lĩnh vực."[10]

Nghệ nhân gốm Bernard Leach (1887–1979) đã chịu ảnh hưởng sâu sắc tính thẩm mỹ và kỹ thuật của Nhật Bản, và thành lập một phong trào thẩm mỹ châu Âu có ảnh hưởng có bao gồm Dame Lucy RieHans Coper.

Một vài bài thơ haiku tiếng Anh được phỏng theo thẩm mỹ wabi-sabi, với những bài thơ ngắn gọn, tối giản, gợi lên sự cô đơn và ngắn ngủi, như bài thơ của Nick Virgilio: "autumn twilight:/ the wreath on the door/ lifts in the wind" ("hoàng hôn mùa thu:/ vòng hoa trên cửa / bay lên trong gió").[11]

Các tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ John Connell (sinh năm 1940) tập trung vào ý tưởng về wabi.[12]

Trong những năm 1990, khái niệm này được vay mượn bởi những nhà phát triển phần mềm máy tính và được sử dụng trong lĩnh vực lập trình linh hoạtWiki để mô tả sự chấp nhận của tình trạng không hoàn hảo còn tiếp diễn, là sản phẩm của những phương pháp này.[13]

Ngày 16 tháng 3 năm 2009, Marcel Theroux dẫn chương trình "In Search of Wabi Sabi" ("Tìm hiểu về Wabi-sabi") trên kênh BBC Four, là một tập của loạt chương trình Hidden Japan. Theroux đi khắp Nhật Bản, cố gắng hiểu được thị hiếu thẩm mỹ của con người nơi đây, bắt đầu bằng việc ra lệnh có phần khôi hài một thử thách từ cuốn sách Living Wabi Sabi của Taro Gold để "yêu cầu người dân trên một đường phố Tokyo mô tả về Wabi Sabi." Theroux đã cho thấy rằng, cũng giống như Gold dự đoán, "họ sẽ có khả năng cung cấp cho bạn một cái nhún vai lịch sự và giải thích rằng Wabi Sabi chỉ đơn giản là không thể giải thích."[14]

Wabi Sabi được tham chiếu trong một tập của King of the Hill, khi Bobby Hill tham gia một cuộc thi chăm hoa hồng. Nhà tài trợ của cậu là một cửa hàng thuốc lá và cho Bobby thấy rằng sự không hoàn hảo của bông hoa hồng khiến chúng tốt đẹp hơn.

Jack Dorsey, nhà sáng lập tỉ phú của TwitterSquare, cũng là một người khuyến khích triết lý Wabi-sabi trong thiết kế.[15]